Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2019
Ngày cập nhật 05/04/2019

          Thực hiện Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 1952/QĐ-BLĐTBXH ngày 19/12/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 01/01/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn (LĐNT), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT đủ trình độ, năng lực vào làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

- Đào tạo nghề cho LĐNT phải gắn với với việc xây dựng nông thôn mới, với quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đào tạo nghề cho trên 2.500 LĐNT, trong đó người học nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ đạt 75% và người học nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ đạt 25%. 

- Đào tạo cho trên 250 lượt cán bộ, công chức xã

          II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Đối tượng đào tạo:

LĐNT từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), đến 55 tuổi (đối với nữ), có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, bao gồm:

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại xã;

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc thuộc hộ gia đình có đất nông nghiệp, đất kinh doanh bị thu hồi; lao động nữ bị mất việc làm;

- Người khuyết tật (nông thôn và thành thị).

2. Nghề đào tạo

a)  Nghề nông nghiệp:

- Ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ ứng dụng và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, nghề nuôi trồng đánh bắt, khai thác thủy sản, chế biến nông lâm, thủy sản; các nghề đào tạo để thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển.

- Tập trung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động làm việc ở các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT để thực hiện tái cơ cấu  ngành nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nông nghiệp thông minh hiện đại, trên cơ sở bám vào các sản phẩm là: sản phẩm nông sản quốc gia, đặc sản địa phương.

b) Nghề phi nông nghiệp: Tập trung đào tạo các nghề trong lĩnh vực ngành kỹ thuật công nghệ, công nghệ, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ để phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp, làng nghề; đào tạo nghề cho LĐNT vào làm việc trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, xuất khẩu lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, phát triển kinh tế  - xã hội và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI  HỌC

1. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:

- Đối với LĐNT: Người học được hỗ trợ chi phí học nghề theo Quyết định số 79/2014/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Đối với người khuyết tật: Được hỗ trợ chi phí học nghề theo Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 Về việc quy định định mức chi phí đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

2. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại:

a) Đối tượng được hỗ trợ:

- Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

- Người lao động có hộ khẩu thường trú tại phường, thị trấn thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm;

- Người khuyết tật (thành thị và nông thôn).

b) Mức hỗ trợ:

- Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.

- Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.

IV. NGÀNH NGHỀ VÀ ĐƠN VỊ THAM GIA ĐÀO TẠO NGHỀ

(theo Phụ lục 1 và 2 đính kèm).

Tập tin đính kèm:
ĐB
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.779.544
Truy cập hiện tại 38