Tìm kiếm tin tức
Hơn 2 tỷ đồng thực hiện kế hoạch phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025
Ngày cập nhật 16/11/2020

Ngày 10/11/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 238/KH-UBND phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 nhằm ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây lúa, thay đổi nhận thức và kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, tạo sự dịch chuyển từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới có áp dụng khoa học công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, tăng cường thương mại hóa và tính bền vững của chuổi giá trị. Phát triển ổn định, bền vững vùng sản xuất lúa chất lượng cao, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực nông hộ, kết cấu hạ tầng, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025, ổn định diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao đạt khoảng 24.900 ha, năng suất ước đạt trên 60 tạ/ha, trong đó có khoảng 50% diện tích có liên kết, hợp đồng các doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận tăng thêm khoảng 10-15% so với sản xuất thông thường. Ngoài ra, phấn đấu xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chí cánh đồng lớn tại một số vùng sản xuất lúa trọng điểm như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang nhằm chuyển nhanh sang sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phấn đấu đào tạo, tập huấn cho hơn 2.000 hộ nông dân trồng lúa áp dụng các biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp và xử lý rơm rạ sau thu hoạch,.... nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh, tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác lúa. Bố trí khảo nghiệm diện hẹp 15-20 giống lúa mới/vụ để đưa vào khảo nghiệm diện rộng nhằm xác định một số giống lúa có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu đưa vào cơ cấu giống của địa phương.

Theo đó, kế hoạch đã triển khai các giải pháp về kỹ thuật; đất đai, tổ chức sản xuất; thông tin tuyên truyền và khuyến nông; mở rộng thị trường tiêu thụ; cơ chế, chính sách.

 

Tổng nhu cầu kinh phí 5 năm (2021-2025): 2.125.000.000 đồng; trong đó: ngân sách tỉnh: 1.000.000.000 đồng và kinh phí lúa nước: 1.125.000.000 đồng. Ngoài ra, kinh phí thực hiện kế hoạch do người dân đầu tư là chính. Ngân sách nhà nước (bao gồm từ các chương trình, dự án) hỗ trợ theo các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025.

 
thuathienhue.gov.vn
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.782.421
Truy cập hiện tại 2.585