Tìm kiếm tin tức
Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019
Ngày cập nhật 29/01/2019

Căn cứ Kế hoạch 127/KH-UBND, ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền về triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019. Để cụ thể hóa chương trình trọng điểm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019 phù hợp với thực trạng, tiềm năng thực tế của xã Quảng Lợi, Ủy ban nhân dân xã xây dựng chương trình với những nội dung chủ yếu sau.

I. Mục tiêu.

Xác định tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải thực hiện theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tái cơ cấu trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tập trung phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, giá trị cao và thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có lợi thế của địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Do vậy cần xác định rõ cái nào là lợi thế, mũi nhọn, trọng tâm để tái cơ cấu, trong đó cần có giải pháp liên kết từ chuỗi sản xuất đến tiêu thụ nông sản trong phát triển nông nghiệp; có giải pháp tái cơ cấu trong từng cây, con cụ thể, nhất là cây, con đặc trưng của xã Quảng Lợi đã có, những cây con mới có thể áp dụng phù hợp với địa phương mà nơi khác không có điều kiện để tập trung sản xuất, quan tâm chính sách hỗ trợ về giống chất lượng cao về công nghệ sản xuất; đồng thời chọn những sản phẩm có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao để tập trung cao năng xuất, hiệu quả, số lượng chất lượng.

II. Các chỉ tiêu cụ thể.

1. Xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng tập trung theo hướng cánh đồng lớn với diện tích 200 ha, tập trung HTX Tín Lợi từ 80-100 ha, đơn vị Thắng Lợi 100 ha; HTX Thạnh Lợi 25 ha. ( Phấn đấu mỗi HTX quy hoạch vùng sản xuất có liên kết với các doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm ).

2. Phát triển diện tích trồng ném ( kể cả ném độn - ném đồng và ném trái vụ) đạt 45 ha.

3. Phát triển diện tích trồng ngô trái vụ 3 ha, dưa hấu 10 ha.

4. Tiếp tục phát triển mô hình trồng Sen và nuôi cá tại các vùng ô, vùng trằm sản xuất không có hiệu quả. ( HTX Thắng Lợi chuyển đổi thêm 5 ha sang trồng Sen – cá, Thạnh Lợi 1,3 ha ).

5. Tuyên truyền vận động nhân dân phát triển đàn lợn tỷ lệ nạc cao, tỷ lệ nái ngoại, nái lai trêb 65%.

6. Duy trì, phát triển diện tích nuôi cá lồng nước lợ Ngư Mỹ Thạnh 50 lồng, Cá Trắm cỏ Hà Công 70 - 80 lồng.

7. Phát triển trang trại là người địa phương 2 – 7 hộ, gia trại 2 – 5 hộ vào đầu tư theo vùng quy hoạch.

8. Tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh công tác cải tạo vườn gắn với xây dựng vườn kiểu mẫu. ( Phấn đấu xây dựng 1 - 3 hộ đạt tiêu chí vườn mẫu )

9. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận vào giao trồng vụ Đông Xuân trên 95%, Hè Thu đạt 90%, giống lạc mới đạt 100%.

10. Hình thành vùng trồng rau an toàn tập trung gắn phát triển du lịch 2 ha ( HTX Thạnh Lợi.

11. Duy trì giá trị thu nhập/ha canh tác 85 – 86 triệu đồng.

III. Nhiệm vụ và giải pháp.

1. Đối với trồng trọt

Duy trì và phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như; mô hình đa cây ( Lạc – Lúa - sắn - đậu các loại); ( Lạc - sắn - đậu các loại); ( Lạc – dưa hấu – ném - ớt ) Vận động, tuyên truyền định hướng cho người dân về mô hình cánh đồng lớn, nhân rộng mô hình có hiệu quả.

          - Cây lúa: Xác định vùng trọng điểm 03 HTX SXNN: Thạnh Lợi 56 ha; Thắng Lợi 232 ha; Tín Lợi 248 ha; trong mỗi HTX bố trí ít nhất 30-50% diện tích cánh đồng lớn, sản xuất thâm canh, có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.

          - Cây lạc: Xác định vùng trọng điểm gồm 02 HTX SXNN: Thắng Lợi 30 ha; Tín Lợi 20 ha;

- Cây ớt: HTX Thắng Lợi xây dựng kế hoạch thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nhân dân đưa hệ thống máy xay, ép tương ớt vào hoạt động, xây dựng thương hiệu tương, ớt, nhãn mác...;

          - Rau, củ, quả: Tiếp tục xây dựng, duy trì một số vùng rau tập trung tại HTX Thạnh Lợi 17 ha; Thắng Lợi 20 - 29 ha, Trang trại vùng cát 2 - 4 trang trại diện tích 7 – 15 ha; vận động nông dân tham gia mô hình trồng rau màu kết hợp du lịch ở HTX Thạnh Lợi 2 ha;

Tiếp tục duy trì diện tích trồng khoai, chỉ đạo các HTX làm việc công ty để bao tiêu sản phẩm cho bà con, tuyên truyền vận động nhân dân trồng thí điểm khoai lang tím để đánh giá hiệu quả, nhân rộng.

          - Cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả: Vận động nhân dân cải tạo vườn tạp trồng mướp và cây ăn quả như mãng cầu, ổi, xoài...

Từng bước xây dựng cánh đồng xanh- sạch- đẹp, sản xuất theo quy trình nông nghiệp hữu cơ, VietGAP nhằm đưa sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương. Qua đó xây dựng chuỗi liên kết giữa người nông dân - HTX - doanh nghiệp, hoàn thành công bố nhãn hiệu Ném Tam Giang, đẩy mạnh đăng ký nhãn hiệu sản phẩm địa phương gắn với xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản Quảng Lợi như; tương ớt, tôm chua....

          2. Đối với chăn nuôi: Tỷ lệ chăn nuôi gia súc theo quy mô công nghiệp trên 80%; gia cầm theo quy mô trang trại, công nghiệp trên 70%; Tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng trên 95%.

          Hạn chế phát triển đàn trâu của các hộ chăn nuôi ở khu dân cư duy trì đàn trâu từ 400 – 477 con, đàn bò 250 – 270 con, vận động nhân dân tập trung khu vực trang trại, kết hợp thêm nuôi Bò nhốt chuồng ở các thôn Thủy Lập, Hà Lạc, Tháp Nhuận.

Thành lập các nhóm hộ nuôi trâu, bò chăn thả tập trung ở thôn Hà Lạc và thôn Tháp Nhuận, Thủy Lập, dành quỹ đất vùng cát ( phía hai bên hồ Đồng Bào, Thủy Lập …) để số lượng trâu, bò nuôi thả hiện nay đứng chân khi xuống vụ sản xuất, kết hợp quy hoạch khu vực trồng cỏ để các hộ này tham gia trồng cỏ để cho trâu, bò ăn.

-  Chăn nuôi gia súc, gia cầm: phát triển đàn gia cầm 80.000 con ( gà 62.000 con, vịt 18.000 con); tổng đàn lợn trên địa bàn 11.600 con ( lợn nái 1.050 con ); phát triển gà thả vườn ở các hộ dân có đất vườn rộng, Xóm Cồn Đá, các hộ dãn dân vùng cát...; đẩy mạnh phát triển thủy cầm, nhất là tăng đàn vịt nhà thương phẩm, liên kết sản xuất, tăng quy mô, đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh. Thường xuyên kiểm tra các hộ tham gia mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp vốn giảm nghèo 2017 – 2018 ( chăn nuôi lợn, bò...) và các nguồn vốn hỗ trợ khác của cấp trên.

+ Hạn chế phát triển chăn nuôi trâu, bò lợn ở khu dân cư, trên cơ sở quy hoạch phát triển trang trại, tiếp nhận, phân loại các hộ có nhu cầu đăng ký phát triển trang trại, gia trại để đề xuất cấp trên giải quyết theo hướng; ưu tiên dành quỹ đất phía sau vùng cát cách khu dân cư với khoản cách địa điểm phù hợp để giao cho các hộ có nhu cầu diện tích 1-2 ha để phát triển gia trại vào đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp trồng cỏ, trồng các loại cây trồng khác, nhằm từng bước di chuyển các hộ chăn nuôi số lượng lớn ra khỏi khu dân cư; đối với các hộ có nhu cầu phát triển trang trại, hướng dẫn làm các thủ tục theo quy định, đề xuất cấp trên ưu tiên người địa phương khi xét duyệt.

3. Đối với lâm nghiệp

          Chuyển hướng từ phát triển lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội; quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng ngập mặn ven Phá Tam giang. Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng; giảm diện tích trồng tràm đối với đất có khả năng trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn và trồng các loại cây phục vụ thức ăn gia súc…

          4. Đối với ngành thủy sản

          - Nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2019, diện tích nuôi tôm, cua, cá xen ghép nước lợ 25 ha; đầu tư, cải tạo lại hệ thống các vùng nuôi tập trung ở thôn Cư Lạc, Ngư Mỹ Thạnh kết hợp phát triển dịch vụ du lịch;

          - Nuôi cá nước ngọt: cần tập trung chỉ đạo phát triển cá nước ngọt, phát huy tối đa các ao hồ hiện có và chuyển đổi một số diện tích kém hiệu quả sang nuôi cá, nhất là vùng Ô HTX Tín Lợi, Ô 773 và các Ô ven Phá Tam giang, phấn đấu diện tích nuôi cá nước ngọt 40 ha ( gồm trang trại ). Vận động nhân dân tham gia các mô hình nuôi một số loại như Chình, cá Lóc bể..., để nhân rộng trên địa bàn.

- Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Chỉ đạo nhân dân chuẩn bị các điều kiện, tu sửa hồ, đập để triển khai vụ nuôi trồng thuỷ sản năm 2019; các hộ nuôi cá lồng phải có đơn đăng ký nuôi, nuôi đúng vùng quy hoạch theo xác nhận của Chi hội nghề cá và UBND xã; các hộ nuôi hồ không được nuôi tôm thẻ chân trắng khi chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai chọn hộ tham gia mô hình sản xuất ngư nghiệp tổng hợp năm 2019 ( hỗ trợ ngư lưới cụ, chuôm, cá lồng ...)

Kết hợp chặt chẽ quá trình khai thác thuỷ sản với bảo vệ môi sinh, môi trường và nguồn lợi; trong đó ngăn chặn, đẩy lùi và từng bước xoá bỏ các hoạt động khai thác tạo nguy cơ huỷ diệt làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; tuyên truyền vận động nhân dân không xử dụng hóa chất tẩy rửa lừ, chi hội nghề cá Ngư Mỹ Thạnh tuyên truyền vận động ngư dân đưa lừ vào điểm tẩy rửa lừ tập trung để hạn chế ô nhiễm môi trường vùng đầm phá.

Các chi hội nghề cá thực hiện quyền quản lý mặt nước và giấy phép khai thác thủy sản theo phê duyệt của cấp trên; tăng cường công tác kiểm tra nò sáo nhất là đối với các trộ nò sáo lấn chiếm mặt nước giao thông đường thủy, vận động nhân dân không khai thác thủy sản ở các tuyến giao thông phục vụ du lịch.

Tranh thủ các chương trình dự án, vận động ngư dân chuyển sang khai thác các nghề truyền thống như: Chuôm, Lưới, dạy, hạn chế phát triển nghề lừ, khai thác hủy diệt. Chọn một số hộ để dự án Trường Sơn Xanh hỗ trợ 300 cái lừ với mắt lưới 2a = 18mm, vận động ngư dân từng bước chuyển đổi mắt lưới đụt lừ lên thành 2a = 18 mm. 5. Trang trại vùng cát:

          Đến năm 2019 trên địa bàn xã có 50 – 55 trang trại, các trang trại đảm bảo các tiêu chí về môi trường.

Đề nghị các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo hoặc phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ nông dân nói chung và các chủ trang trại nói riêng được vay vốn, nhất là đối với các dự án chăn nuôi, trồng các loại cây ứng dựng công nghệ cao có hiệu quả để mở rộng sản xuất; tiếp tục phối hợp cấp trên rà soát điều chỉnh để thực hiện quy hoạch đất trang trại, kiên quyết xử lý, thu hồi đất đối với các trang trại không sản xuất, cố ý chiếm đất để trồng cây lâm nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chất lượng các loại vật tư phục vụ sản xuất như: giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường để tránh rủi ro cho người sản xuất, dịch bệnh trên địa bàn.

          Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

IV. Tổ chức thực hiện.

1. Tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện, kế hoạch tái cơ cấu nôngnghiệp của xã; triển khai thực hiện cơ chế chính sách về tín dụng ưu đãi phát triển nông nghiệp-nông thôn theo các Quyết định như; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 4/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg, ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp ; Quyết định 32/2016/QĐ-UBND, ngày 23/5/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, Quyết định 52/2018/QĐ-UBND, ngày 27/9/2018 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX trên địa bàn tỉnh TT Huế xem đây là nguồn lực quan trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

 2. Ngân sách xã và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã.

-  Bộ phận kế toán tham mưu UBND xã cân đối, phân bổ nguồn vốn thuộc Ngân sách xã và lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện kế hoạch.

- Ban quản lý xây dựng nông thôn mới phối hợp với phòng Nông nghệp – PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, Phòng Lao động - Thương binh - xã hội, trường trung cấp nghề hướng dẫn các thôn nội dung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo thực hiện các mô hình sản xuất, đào tạo nghề phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

- Phối hợp với Mặt trận và các Đoàn thể hướng dẫn các HTX NN, thôn, cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2017 – 2020 ”.

3. Các HTX sản xuất nông nghiệp, Chi hội nghề cá, Chi hội trang trại.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để mọi người dân nhận thức đúng vai trò, nội dung và mục tiêu của hoạt động HTX, thực hiện có hiệu quả các nội dung sau khi chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012. Xây dựng chính sách thu hút, khuyến khích lao động trẻ, có trình độ tham gia làm việc tại các HTX. Tăng cường khâu liên doanh, liên kết với doanh nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh, hoạt động hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

4. Đài truyền thanh xã:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu gương những mô hình điển hình về  Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

5. Các thôn trưởng, cơ quan, đơn vị, bộ phận liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị, các bộ phận liên quan cùng phối hợp tổ chức, triển khai, thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã theo kế hoạch.

Tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng chủ trương này gắn xây dựng nông thôn mới để đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng và đồng thuận tham gia thực hiện.

6. Mặt trận và các Đoàn thể cấp xã.

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân, quán triệt Kế hoạch “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019 ” đến toàn thể cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận trong tổ chức triển khai thực hiện.

          Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện thực hiện Chương trình trọng điểm “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2019 ”. UBND xã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan ban ngành liên quan, các HTX NN, các thôn, chi hội nghề cá triển khai thực hiện nghiêm túc.

Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh các HTX SXNN, các Chi hội, thôn, và các cơ quan liên quan kịp thời phản ánh về UBND xã để tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.  

Tập tin đính kèm:
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.796.592
Truy cập hiện tại 886