Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với 155.997.019 ca nhiễm, trong đó có 1.707.757 ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với 116.611.335 ca nhiễm và 1.348.387 ca tử vong. Bắc Mỹ ghi nhận 94.858.863 ca nhiễm và 1.402.561 ca tử vong; Nam Mỹ có 54.269.061 ca nhiễm và 1.257.727 ca tử vong; châu Phi có 11.522.836 ca nhiễm bệnh và 249.491 ca tử vong. Châu Đại Dương ghi nhận 3.551.264 ca lây nhiễm và 7.760 ca tử vong.

Hết ngày 1/3, châu Âu ghi nhận 383.719 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó 2.046 ca tử vong vì dịch bệnh. Pháp, Anh, Nga là các quốc gia dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm COVID-19. Hiện Pháp ghi nhận 22.702.815 ca nhiễm bệnh và 138.367 ca tử vong; Anh có 18.804.765 ca nhiễm và 161.224 ca tử vong. Nga ghi nhận 16.398.036 ca lây nhiễm, trong đó 351.660 ca tử vong vì COVID-19.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có chiều hướng giảm mạnh ở Pháp, các quy định và hạn chế y tế đang dần được nới lỏng. Cụ thể, bắt đầu từ tuần này, khi đến những nơi công cộng như viện bảo tàng, rạp chiếu phim hay nhà hàng, quầy bar, khách hàng chỉ cần trình chứng nhận tiêm chủng mà không cần phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, khẩu trang vẫn bị bắt buộc đối với hành khách sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu hỏa hoặc máy bay.

Với các trường học nằm trong vùng an toàn hoặc ở các khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh, học sinh có thể bỏ khẩu trang trong giờ ra chơi và tham gia các hoạt động tập thể. Trường hợp trẻ có tiếp xúc với người bệnh, sẽ chỉ cần tự xét nghiệm một lần sau hai ngày tiếp xúc. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, trẻ có thể đến trường học như bình thường.

Ngày 28/2, bang New York, Mỹ quyết định chấm dứt quy định đeo khẩu trang tại các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em từ ngày 2/3. (Ảnh: AP)

Tại châu Á, trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 454.144 ca mắc và 1.703 trường hợp tử vong mới vì đại dịch. Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực và thứ 2 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 42.930.015 ca mắc COVID-19, trong đó 514.054 ca tử vong vì dịch bệnh.

Bộ Y tế Philippines ngày 28/2 thông báo nước này ghi nhận 951 ca mắc mới COVID-19, mức thấp nhất kể từ ngày 29/12/2021. Số ca mắc mới tại Philippines xuống mức dưới 2.000 kể từ ngày 19/2, trong bối cảnh làn sóng dịch do biến thể Omicron đã lên mức đỉnh hồi giữa tháng 1 và đã giảm sau đó.

Bộ Du lịch Philippines ngày 28/2 cho biết nước này hy vọng đón thêm khách du lịch sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/3, các quy định phòng chống dịch tại thủ đô Manila và 38 tỉnh khác sẽ chuyển sang mức cảnh báo số 1, mức thấp nhất trong thang 5 mức, cho phép thêm các hoạt động kinh tế. Việc hạ thấp mức cảnh báo dịch COVID-19 được đưa ra 2 tuần sau khi Philippines cho phép du khách đã tiêm đủ liều vaccine từ 157 nước và khu vực có thỏa thuận miễn thị thực với nước này nhập cảnh, sau gần 2 năm áp đặt lệnh cấm nhập cảnh do dịch. 

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có thêm 26.952 ca nhiễm COVID-19 mới và 439 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 80.610.991 ca nhiễm COVID-19, trong đó 974.458 ca tử vong vì dịch bệnh. Ngày 28/2, bang New York quyết định chấm dứt quy định đeo khẩu trang tại các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em từ ngày 2/3. Các quy định mới được đưa ra sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 25/2 đã nới lỏng hướng dẫn về việc đeo khẩu trang trong nhà trên hầu hết cả nước. Hướng dẫn mới nhất của cơ quan này liên quan đến môi trường học đường khuyến nghị chỉ nên đeo khẩu trang ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao, thay vì sử dụng biện pháp phòng dịch này ở mọi nơi. Thị trưởng New York Eric Adams ngày 27/2 cho biết thành phố sẽ dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang học đường vào ngày 7/3 nếu không có "đột biến" trong số lượng các ca COVID-19 từ nay đến ngày 4/3. 

Tại Nam Mỹ, các quốc gia Brazil, Peru, Colombia, Argentina, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 28.787.620 ca nhiễm, trong đó 649.350 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận thêm 3.305 ca nhiễm mới và 230 ca tử vong vì dịch bệnh trong ngày 28/2. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.674.042 ca nhiễm COVID-19, trong đó 99.412 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm Tunisia, Ai Cập, Morocco, Ethiopia...

Châu Đại dương ghi nhận có thêm 35.136 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó 16 ca tử vong vì dịch bệnh trong 24 giờ qua. Australia, Fij và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 6 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia; Fij; New Caledonia; Solomon Islands, New Zealand và Palau.

New Zealand bắt đầu dỡ bỏ quy định cách ly bắt buộc tại các khách sạn đối với công dân trở về từ nước ngoài. Đây là lần đầu tiên sau gần 2 năm, người New Zeland từ nước ngoài về nước mà không cần phải cách ly bắt buộc tại các khách sạn./.

 
H.Hà