Tìm kiếm tin tức
BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VỀ VIỆC XẢ RÁC THẢI RA MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
Ngày cập nhật 17/04/2023

Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quê hương, đất nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND, huyện xã về tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn tòan xã.

Hiên nay về môi trường ở xã Quảng Lợi: Rác thải tại nhiều điểm tập kết quá tải, nhất là trong những ngày nắng nóng đầu Hè. Gây ô nhiễm môi trường, người dân phản ánh một số khu vực cấm bỏ rác thải nhưng người dân vẫn không thực hiện gây ô nhiễm và mất mỹ quan ( Nhất là khu vực giáp ranh giữa Quảng Lợi và Thị Trấn Sịa)

Nay UBND xã  Quảng Lợi  thông báo một số quy định xử phạt về việc xả rác thải ra môi trường theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì : Hành vi vứt rác thải bừa bãi bị xử phạt như sau:

Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân

– Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

+, Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

+, Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

+, Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;

+, Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

+, Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

+, Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

– Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xử phạt đổ rác không đúng nơi quy định

 

Theo quy định điểm c và d Khoản 18 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì hành vi vứt rác thải bừa bãi bị xử phạt như sau:

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.

 

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi đổ rác không đúng nơi quy định bị xử phạt như sau:

 

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm a khoản 6 Điều này; khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định này.

 

Đồng thời tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi đổ rác như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng: Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, tài sản của người khác, vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;

– Các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

 

Bảo vệ môi trường ở nông thôn

 

Yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn được quy định như sau:

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

– Cụm dân cư nông thôn phải có hệ thống thoát nước và biện pháp xử lý nước thải phù hợp; điểm tập kết chất thải phải được bố trí hợp lý; không chăn, thả động vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng; khuyến khích hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường;

– Cảnh quan, cây xanh, ao hồ, hệ sinh thái nước mặt; nguồn nước phải được giữ gìn, bảo vệ, phục hồi và cải tạo;

– Chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn phải được quản lý theo quy định của pháp luật; chất thải sinh hoạt hữu cơ, chất thải từ chăn nuôi, chế biến và phụ phẩm nông nghiệp phải được thu hồi, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất;

– Chất lượng môi trường nông thôn phải được theo dõi, đánh giá; khu vực ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý.

Với mục đích, nhằm làm chuyển biến tích cực nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường của người dân ở cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là vai trò của thôn, xóm, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội đối với bảo vệ môi trường. nhằm tạo cảnh quan môi trường ngày càng “xanh, sạch, sáng” và không rác thải và hướng đến mục tiêu xây dựng xã Quảng Lợi trở thành xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao./.

Hà Binh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.791.990
Truy cập hiện tại 2.294