Tìm kiếm tin tức
Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức phiên họp tư vấn
Ngày cập nhật 14/07/2021
 
 

Ngày 24 tháng 3 năm 2021, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi tắt là Hội đồng) tổ chức phiên họp tư vấn về giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.

 

 

Thời gian qua, dưới tác động của tình hình dịch bệnh Covid-19, việc triển khai các hoạt động theo kế hoạch đề ra gặp nhiều khó khăn, nhưng Hội đồng đã kịp thời tư vấn chỉ đạo, chủ động rà soát các nhiệm vụ và điều chỉnh chương trình, kế hoạch, có giải pháp khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh, hoàn thành mục tiêu công tác. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, năm 2020 đã tư vấn UBND tỉnh ban hành 10 Kế hoạch và 05 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Quý I/2021, tư vấn UBND tỉnh ban hành 7 Kế hoạch và 02 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Nổi bật là đã tư vấn chuyển hướng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo phương án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, vận hành chuyên Trang Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế được kết nối với các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã; các phương tiện truyền thông tích cực thông tin, tuyên truyền. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh, triển khai các văn bản luật mới.

Trong những tháng đầu năm 2021, Hội đồng đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp ban hành kế hoạch chuyên đề về nội dung trên. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xây dựng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ công tác bầu cử là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 của cơ quan. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chú trọng triển khai sớm ngay từ đầu năm, đa dạng hóa các hình thức thực hiện, như: tuyên truyền qua Báo Thừa Thiên Huế và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Xây dựng chuyên mục “Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026” trên Trang Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế và đăng tải 25 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn bầu cử; 05 tài liệu tuyên truyền pháp luật liên quan đến bầu cử. Số lượt truy cập là gần 140.000 lượt. Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên Fanpage “Pháp luật với cuộc sống” với các chủ đề liên quan đến bầu cử, đăng tải thường xuyên hàng tuần (đến nay có 03 chủ đề liên quan đến bầu cử). Số lượt người theo dõi là gần 500 người. Hướng dẫn các cơ quan, địa phương triển khai rộng rải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân” do Bộ Tư pháp tổ chức để vận động đông đảo cán bộ, người dân tham gia, góp phần thiết thực vào công tác tuyên truyền phục vụ cuộc bầu cử đang triển khai. Triển khai xây dựng 05 video giải quyết các tình huống pháp luật liên quan đến bầu cử (dài 3-5 phút), dự kiến hoàn thành vào cuối tháng 3/2021 để đăng tải lên Trang Phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh, Fanpage “Pháp luật với Cuộc sống” để tuyên truyền, phục vụ bầu cử. Phát hành 02 Tờ gấp pháp luật với số lượng 20.000 tờ (10.000 tờ/loại), giới thiệu quy định về danh sách cử tri, các công việc thực hiện trong ngày bầu cử theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân để cấp phát cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn. Phát hành Bản tin Tư pháp số chuyên đề về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (500 quyển), với các bài viết liên quan đến công tác bầu cử, thông tin, tuyên truyền pháp luật về bầu cử….

Tham dự phiên họp, các thành viên Hội đồng đã đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật một cách hữu hiệu xuất phát từ thực tiễn, như: mô hình câu lạc bộ nhằm hỗ trợ phụ nữ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến pháp luật; phối hợp với nhà mạng viễn thông để gửi các tin nhắn, thông báo về pháp luật; tăng cường trả lời, tư vấn pháp luật trực tuyến cho người dân tại chương trình “phản ánh hiện trường” của HueS; phối hợp tích cực với Hội Doanh nghiệp tỉnh trong hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chú trọng cơ chế giám sát, kiểm tra trong công tác này,…

Ghi nhận các ý kiến tư vấn, kiến nghị giải pháp của các thành viên Hội đồng, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lưu ý thêm đối với Cơ quan thường trực Hội đồng và các thành viên Hội đồng những vấn đề trọng tâm, đó là:

Về hình thức, tiếp tục đa dạng hóa, đổi mới hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai, phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đây là hướng đi đúng, phù hợp với lộ trình chuyển đổi số hiện nay trong công tác quản lý, điều hành. Áp dụng hình thức, phương pháp phù hợp với đối tượng, địa bàn.

Về nội dung, ngoài các quy định pháp luật của Trung ương, chú trọng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, chủ trương, chính sách của tỉnh.

Về đối tượng, xác định đối tượng cần tập trung tuyên truyền, trong đó quan tâm hơn nữa đến nhóm đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế trong xã hội.

Về nguồn lực, thường xuyên củng cố, kiện toàn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực trong công tác này. Thực hiện các giải pháp nhằm huy động nguồn lực từ xã hội theo chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật./.

 

Nguyễn Thị Đào
https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=12&cn=222&tc=5859
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.806.639
Truy cập hiện tại 1.002