|
|
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
| | |
|
WHO cáo buộc các nước giàu phá hoại hệ thống phân phối vaccine của các nước nghèo Ngày cập nhật 26/02/2021
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 22/2 đã lên tiếng cáo buộc một số quốc gia giàu có đang "phá hoại" hệ thống phân phối vaccine ngừa COVID-19, COVAX, dành riêng cho các nước kém may mắn, bằng cách kiên trì tiếp cận trực tiếp các nhà sản xuất để có được nhiều liều lượng hơn.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tham gia cuộc họp báo trực tuyến chung. (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến chung với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Một số quốc gia giàu có hiện đang tiếp cận các nhà sản xuất để bảo đảm tiếp cận với các liều vaccine bổ sung, điều này có ảnh hưởng đến hợp đồng với COVAX” và “số lượng liều được phân bổ cho COVAX đã bị giảm đi vì điều này”.
Hệ thống COVAX được thành lập để cố gắng ngăn chặn các quốc gia giàu có độc quyền tất cả các liều vaccine vốn được sản xuất với số lượng quá nhỏ để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Hệ thống COVAX đáng chú ý bao gồm một cơ chế tài chính cho phép 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận với vaccine. Tuy nhiên, sự thiếu hụt vaccine có nghĩa là đợt phân phối đầu tiên cho các nước nghèo sẽ không diễn ra trước cuối tháng này khi các chiến dịch tiêm chủng ở nhiều nước giàu bắt đầu từ cuối năm 2020.
Trả lời câu hỏi về những cam kết đáng kể của Mỹ, Liên minh châu Âu và Đức nhằm tăng cường đóng góp đáng kể cho COVAX, Tổng Giám đốc WHO tỏ ra thất vọng: “Có tiền không có ý nghĩa gì nếu bạn không thể sử dụng nó để mua vaccine”. "Chúng tôi chỉ có thể cung cấp vaccine cho các nước thành viên COVAX nếu các nước giàu hợp tác bằng cách tôn trọng các hợp đồng mà COVAX đã ký kết" – ông nhấn mạnh và thúc giục các quốc gia này bảo đảm rằng hành vi của họ không làm suy yếu hệ thống phân phối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) cùng các tổ chức khác giám sát.
Về phần mình, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cũng lên tiếng kêu gọi phân phối rộng rãi hơn vaccine ngừa COVID-19, vì lý do đạo đức nhưng cũng vì lợi ích tốt nhất của mọi người là diệt trừ virus này một cách nhanh chóng, ngăn chặn các biến thể không tiếp tục phát triển ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức cũng thừa nhận: "Các chính phủ trước hết có nghĩa vụ đối với người dân của họ".
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Tedros cũng ủng hộ ý tưởng đình chỉ sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 để họ có thể nhanh chóng tăng sản lượng. Một đề xuất theo hướng này đã được thảo luận từ năm ngoái tại Tổ chức Thương mại Thế giới nhưng nó đang bị tranh cãi gay gắt bởi ngành dược phẩm và một số quốc gia.
Ông cũng kêu gọi các nhà sản xuất không sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của riêng họ để cung cấp năng lực sản xuất cho các đối thủ cạnh tranh, theo ví dụ về một sáng kiến của Sanofi Pháp. Ông nói: “Giấy phép không độc quyền sẽ là một cách khác” để sản xuất nhanh hơn, đồng thời thừa nhận rằng chừng nào còn thiếu thì mọi người vẫn sẽ liên tục được nghe lời kêu gọi chia sẻ vaccine với phần còn lại của cộng đồng quốc tế./.
ĐCSVN Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 2.804.772 Truy cập hiện tại 572
|
|