Thành phần Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện các cơ quan: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Phòng Bổ trợ tư pháp - Sở Tư pháp. Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra, về phía các cơ quan, địa phương có các đồng chí lãnh đạo cùng đại diện các phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan.
Việc kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về XLVPHC, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:
- Nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Công tác chỉ đạo, điều hành, việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tình hình ban hành, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính. Kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ. Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử phạt vi phạm hành chính. Thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.
- Nội dung kiểm tra việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính. Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình; quy định về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt; việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Tại các buổi làm việc, kiểm tra, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn đã nhấn mạnh về ý nghĩa và sự cần thiết của nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hoạt động thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Mục đích của việc kiểm tra là nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan./.
https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=12&cn=142&tc=9058