Tìm kiếm tin tức
Tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kỳ 2019-2023
Ngày cập nhật 10/11/2023

.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 tại Công văn số 3683/VPCP-PL ngày 24/5/2023 của Văn phòng Chính phủ, ngày  06/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 6820/UBND-CCHC tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kỳ 2019-2023, theo đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương:

.

 1. Tổ chức quán triệt đến công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương do mình quản lý

- Các định hướng, tinh thần, yêu cầu về công tác xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thi hành pháp luật, “Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế (theo Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 22/10/2021 của Văn phòng Chính phủ); Công văn số 301/TTg-PL ngày 06/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng thể chế, pháp luật; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 20/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.

2. Thực hiện đổi mới mạnh mẽ, có các giải pháp hiệu quả hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo hướng thực chất hơn, bám sát và phù hợp với thực tiễn; thường xuyên gắn kết chặt chẽ hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để kiểm soát, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng hiệu quả yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo tính pháp lý, thống nhất, đồng bộ, phù hợp, khả thi của văn bản, tránh mâu thuẫn, chồng chéo, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản. Tiếp tục quan tâm kiện toàn, đầu tư, bố trí nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ và các điều kiện đảm bảo khác tương xứng với tầm quan trọng của các công tác nêu trên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3. Tăng cường thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm đã được quy định để đảm bảo việc xây dựng, ban hành văn bản phải đảm bảo cơ sở pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn (nhất là các văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp; các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh; biện pháp quản lý có tính chất đặc thù của địa phương); chú trọng kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực, địa bàn phù hợp với yêu cầu, giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực; đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và phát triển kinh tế - xã hội (theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030).

4. Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn xử lý dứt điểm các văn bản có quy định trái pháp luật đã phát hiện, kết luận qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và các văn bản có quy định trái pháp luật do mình ban hành đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kết luận.

5. Tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định, có chất lượng công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kỳ 2019 - 2023 để bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật.

 6. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thống kê kết quả kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và gửi danh mục, tình hình xử lý văn bản trái pháp luật theo đúng quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ. 

7. Sở Tư pháp thực hiện rà soát, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, kết luận, xử lý văn bản trái pháp luật.

 

 

 

Thủy Phương
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.788.569
Truy cập hiện tại 1.523