Tìm kiếm tin tức
Các Đại sứ, cần quán triệt, sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đối ngoại
Ngày cập nhật 10/11/2020
Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng nêu rõ, nhiệm kỳ công tác này của các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện là giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển của đất nước. Sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực của đất nước đã được nâng cao đáng kể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, gần đây nhất là tại Hội nghị Trung ương 13 vừa rồi: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023.

Chiều 7/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2020-2023.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Thủ tướng nêu rõ, nhiệm kỳ công tác này của các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện là giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển của đất nước. Sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực của đất nước đã được nâng cao đáng kể. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh, gần đây nhất là tại Hội nghị Trung ương 13 vừa rồi: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay”.

Bày tỏ chưa bao giờ Thủ tướng có các cuộc gặp gỡ, nói chuyện với Bộ Ngoại giao nhiều như trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thành quả của đất nước có sự đóng góp trực tiếp của Bộ Ngoại giao, của 94 Đại sứ, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước.

Theo đánh giá của IMF, dự báo GDP của Việt Nam năm 2020 đạt hơn 340,6 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 khu vực Đông Nam Á. Trên bình diện đa phương, các đối tác và bạn bè quốc tế đều đánh giá cao và coi trọng vai trò, vị thế ngày càng tăng của Việt Nam. “Nói điều này để xác định trách nhiệm của các đồng chí trong giai đoạn đến”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đứng thứ 4 khu vực ASEAN nhưng nguy cơ tụt hậu kinh tế vẫn hiệu hữu. Do đó, chúng ta phải cố gắng vươn lên hơn nữa, muốn bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, muốn đất nước phát triển thì phải có Đảng mạnh, dân tộc mạnh, đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao, Thủ tướng nói. Trong bối cảnh khoa học công nghệ, mô hình tăng trưởng thay đổi mạnh mẽ, nếu không có sự nhạy cảm, nhạy bén trong phát triển thì không thể bắt kịp các nước, “chúng ta tư duy lạc hậu thì thất bại trong công cuộc này, nhất là trong cách mạng 4.0”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến chỉ đạo

Thủ tướng nêu rõ, các Đại sứ, Trưởng đại diện cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn bè của các nước. Việt Nam có quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Thủ tướng đề nghị các Đại sứ, Trưởng đại diện đưa các quan hệ hợp tác này đi vào chiều sâu hơn nữa, không chỉ bề nổi, “muốn thế phải suy nghĩ hết sức căn bản những vấn đề của đất nước để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước, từng khu vực mà các đồng chí đảm nhận nhiệm vụ”.

Điều quan trọng nhất là tìm nguồn lực phát triển đất nước, Thủ tướng giao nhiệm vụ. “Chống suy thoái như chống giặc”, để đưa đất nước tiến lên. Khát vọng phát triển đất nước là yêu cầu rất quan trọng đối với cán bộ ngoại giao, mỗi Đại sứ, Trưởng đại diện. Để chống suy thoái thì ngoài nguồn lực trong nước thì nguồn lực bên ngoài, kể cả ODA, FDI và các nguồn lực khác rất quan trọng.

Thủ tướng cũng đề nghị các Đại sứ, Trưởng đại diện tiếp tục đẩy mạnh và phát huy công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược. Thủ tướng đặt vấn đề, chúng ta rất muốn học hỏi mô hình kinh tế giỏi của các nước, nhất là các nước tiên tiến. Do đó, nếu ở các nước có mô hình phát triển nào mới có thể áp dụng vào Việt Nam, các đồng chí nên suy nghĩ để kiến nghị với Chính phủ.

Là người đứng đầu cơ quan đại diện ở nước ngoài, các Đại sứ, Trưởng đại diện cần nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, “càng phải thương yêu, giúp đỡ anh em đồng chí, đồng nghiệp để đoàn kết, quyết tâm xây dựng sứ quán, cơ quan đại diện hoàn thành nhiệm vụ nặng nề”.

Trong từng thời điểm, trước diễn biến tình hình hết sức mau lẹ, phức tạp, phải quán triệt “dĩ bất biến, ứng vạn biến” như Bác Hồ đã dạy để giải quyết công việc hiệu quả.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, đoàn các cơ quan đại diện được bổ nhiệm năm 2020 có 31 đồng chí, trong đó có 22 đại sứ, 6 tổng lãnh sự, chiếm 1/3 các cơ quan đại diện của Việt Nam trên thế giới (hiện có 94 Trưởng Cơ quan đại diện).

Trong thời gian chuẩn bị nhận nhiệm vụ, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện đã có các cuộc làm việc với 6 Ban của Đảng, 10 cơ quan Nhà nước để nắm tình hình cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa bàn.

Cũng tại buổi gặp, thay mặt cho các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Đại sứ Việt Nam tại Nga bày tỏ, tình cảm của Thủ tướng dành cho ngành ngoại giao nói chung, các cán bộ ngoại giao nói riêng là rất sâu nặng mà mỗi cán bộ ngoại giao đều cảm nhận rõ, nhất là khi đón Thủ tướng trong các chuyến công tác ở nước ngoài.

Dù chương trình công tác nước ngoài bận rộn nhưng mỗi lần đến thăm các nước, bao giờ Thủ tướng cũng đến thăm đại sứ quán ta. Và sau mỗi chuyến thăm của lãnh đạo của Chính phủ thì uy tín, vị thế của cơ quan đại diện của ta ở nước sở tại cũng được nâng cao hơn.

Nhận thức rõ các nhiệm vụ Thủ tướng giao, Đại sứ Đặng Minh Khôi cho biết, phải làm sao không để suy thoái, không bị tụt hậu là hết sức quan trọng. Đại sứ nhấn mạnh, trước hết là làm sao bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để tập trung phát triển đất nước.

Về nhiệm vụ tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài, Đại sứ khẳng định, sẽ cố gắng tận dụng mọi cơ hội để tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, nhất là các mô hình phát triển. Mỗi Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện đều có trách nhiệm lớn lao để làm sao cùng cả nước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đưa nước ta vươn lên.

 

ĐCSVN

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.784.525
Truy cập hiện tại 16